Xuất bản thông tin

null Biến đổi khí hậu và Tràm Chim

Chi tiết bài viết Tin tức

Biến đổi khí hậu và Tràm Chim

Theo các chuyên gia ngành y, vitamin C (C) có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người như: Bài tiết chất độc trong cơ thể, phòng chống ung thư, chống cảm lạnh…Trong xã hội, có những vitamin C khác (C khác) lại cực kỳ thiết yếu cho con người, nhưng do tự nhiên và chính hoạt động của con người làm cho chúng ít đi hoặc thiếu hụt trầm trọng.

Ngay tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Cửu Long ở Việt Nam (do các nước thượng nguồn xây đập thủy điện cộng với tác động của biến đổi khí hậu chung trên thế giới) đang thiếu hụt một số vitamin C khác (C khác), đó là:

Cơm: Ít nhiều bị vơi đi do nước lũ thấp nên phù sa ít, năng suất lúa giảm (chưa tính vùng gần biển lại bị nhiễm mặn).

Cát: Trữ lượng giảm do không còn dòng chảy mạnh cuốn trôi từ thượng nguồn.

Cá: Giảm về loài và sản lượng. Có nước có cá, nay nước vơi đi, cá phải vơi theo.

Cây: Diện tích rừng giảm vì khô hạn nên xảy ra cháy.

Chim: Cá ít, diện tích rừng giảm, chim không có đủ nguồn thức ăn, nên số loài, số lượng trong loài đều giảm…

Đứng trước tình hình C khác bị ảnh hưởng như trên, cộng đồng từ cấp xã đến cấp quốc gia đang tìm nhiều giải pháp ngoại giao, kỹ thuật (thuận theo thế đất tự nhiên đã có sẵn mà định hướng xây dựng các hồ lớn trữ nước lớn trong vùng), vận động lẫn nhau trong cộng đồng về cách tiếp cận sống trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh chung đó, Vườn quốc gia Tràm Chim cũng không ngoại lệ là phải tìm ra đáp án của bài toán về ứng phó quyết liệt với BĐKH sao cho ít suy giảm, cây rừng được bảo tồn cho chim có nơi làm tổ,  …để bảo tồn đa dạng sinh học nhằm phục vụ tham quan và nghiên cứu.Trước yêu cầu trên, bài toán đặt ra là phải điều tiết nước sao cho phù hợp. Một quan điểm là giữ nước cao (đóng cống ngay đỉnh lũ). Một số ý kiến đề nghị phải hạ mực nước để bảo tồn Sếu. Qua nhiều hội nghị, bài toán điều tiết nước vẫn không ngã ngũ (khoảng 50% đại biểu đề nghị giữ nước cao PCCCR, khoảng 50% đề nghị giữ nước thấp).

Con người và thiên nhiên - Ảnh: Nguyễn Thành Hưng.

Qua thực tiễn ở Tràm Chim và trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (nắng mưa thất thường), chúng tôi xin đề xuất đóng tất cả cống khi nước đạt đỉnh, sau đó:

Phân khu A 1, giữ nước đến khi thay nước mới do lũ tràn về.

Phân khu A 2, giữ nước và điều tiết sao cho cuối mùa khô, mặt đất còn ẩm ướt (mặt đất có khoảng thời gian khô ngắn để cây tràm thở).

Phân khu A 3, giữ nước để bảo tồn thủy sản.

Phân khu A 4, A 5, giữ nước hơi thấp hơn các phân khu khác, để tạo bãi ăn cho Sếu (năng kim tạo củ trong thời gian mặt đất tương đối khô). Đồng thời, phải tập trung công tác tuần tra bảo vệ kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công tác PCCCR.