Xuất bản thông tin

null SẾU ĐẦU ĐỎ VỀ KIẾM ĂN TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM SAU GẦN 02 NĂM VẮNG BÓNG

Chi tiết bài viết Tin tức

SẾU ĐẦU ĐỎ VỀ KIẾM ĂN TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM SAU GẦN 02 NĂM VẮNG BÓNG

Ngày 16 tháng 4 năm 2021, viên chức và nhân viên của Vườn đã ghi nhận 01 gia đình Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii) gồm 03 cá thể (2 con trưởng thành và 01 con non) về kiếm ăn tại bãi năng thuộc phân khu A4 Vườn quốc gia Tràm Chim.

Trong những năm qua, với sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, sự thay đổi chế độ thủy văn của vùng, sự xâm lấn của các loài ngoại lại xâm hại đã làm cho một số loài động thực vật bị suy giảm, đặc biệt là quần xã năng kim (thức ăn chính sếu đầu đỏ). Chính điều này đã làm cho số lượng sếu về Tràm Chim và các vùng lân cận ngày càng ít. Qua số liệu giám sát chim sếu từ năm 2016 là 23 cá thể đến năm 2021 chỉ còn 03 cá thể, đặc biệt năm 2020 không ghi nhận cá thể sếu nào về kiếm ăn tại Tràm Chim.

Để đảm bảo tính đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim. Vườn đã tiến hành nhiều biện pháp kỹ thuật trong việc Quản lý như: Điều tiết mực nước phù họp các phân khu chức năng; phục hồi các sinh cảnh bị suy thoái; giám sát hệ sinh thái; kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại...Qua thời gian thực hiện, sinh cảnh dần được phục hồi, hệ thực vật phát triển tốt đặc biệt là quần xã năng kim (thức chính Sếu đầu đỏ).

Ngày 16 tháng 4 năm 2021, viên chức và nhân viên của Vườn đã ghi nhận 01 gia đình Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii) gồm 03 cá thể (2 con trưởng thành và 01 con non) về kiếm ăn tại bãi năng thuộc phân khu A4 Vườn quốc gia Tràm Chim. Tính đến ngày 22/4/2021 gia đình Sếu vẫn ăn, nghỉ tại phân khu này.

Ảnh: Nguyễn Thị Nga

Đây được coi là bước đầu cho thấy sinh cảnh Tràm Chim dần được phục hồi, làm cơ sở để Vườn tiến hành các bước quản lý tổng hợp cho hệ sinh thái. Bên cạnh đó, Vườn đang phối các ngành có liên quan xây dựng đề xuất đề tài nhằm nghiên cứu Quản lý điều tiết mực nước phù hợp với các cộng đồng thực vật trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, trình cấp thẩm quyền xem xét, làm cơ sở cho việc Quản lý phù hợp với bản chất vốn có của hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười. Góp phần chung vào công tác Quản lý và Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tràm Chim ngày được tốt hơn, để xứng danh câu “Đất lành chim đậu”.

                                                                               Tác giả: ĐV. Nhanh