Xuất bản thông tin

null VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM TIẾP TỤC ĐỐT CỎ CHỦ ĐỘNG GIẢM THỰC BÌ PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI

Trang chủ Tin tức

VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM TIẾP TỤC ĐỐT CỎ CHỦ ĐỘNG GIẢM THỰC BÌ PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI

Đốt cỏ chủ động để phục hồi hệ sinh thái cũng như làm giảm lớp thực bì tạo điều kiện cho cây năng kim phát triển và tạo củ, sếu dễ tiếp cận tìm thức ăn. VQG Tràm Chim đã tiến hành điều tiết theo một cơ chế kỹ thuật về quản lý chế độ ngập nước ở các phân khu chức năng của Vườn để đáp ứng các mục tiêu bảo tồn các sinh cảnh đất ngập nước và các loài động, thực vật quý, hiếm.

Hôm nay, ngày 22/3/2024 Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim phối hợp với Phòng Cảnh sát Công an PCCC tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR huyện và Công an huyện Tam Nông tiếp tục đốt cỏ chủ động với diện tích 62 ha tại Khu A5, Vườn quốc gia Tràm Chim.

Thực hiện Đề án Bảo tồn và Phát triển sếu đầu đỏ tại VQG Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032. Đến nay, VQG Tràm Chim đã đốt cỏ chủ động được khoảng 330 ha tại Khu A1 và Khu A5.

Để phục hồi hệ sinh thái cũng như làm giảm lớp thực bì tạo điều kiện cho cây năng kim phát triển và tạo củ, sếu dễ tiếp cận tìm thức ăn. Vào mùa lũ năm 2023, VQG Tràm Chim đã cho mực nước chảy tràn tự nhiên qua các cống và tiến hành điều tiết theo một cơ chế kỹ thuật về quản lý chế độ ngập nước ở các phân khu chức năng của Vườn để đáp ứng các mục tiêu bảo tồn các sinh cảnh đất ngập nước và các loài động, thực vật quý, hiếm.

Có thể nói, năm 2024 sau khi điều tiết mực nước số lượng chim di cư về lại Tràm Chim nhiều hơn rất nhiều so với các năm trước đây. Nước rút tạo ra các vũng, rọc có rất nhiều cá làm thức ăn cho các loài chim, đồng thời tạo môi trường sống tốt nhất cho các loài thực vật như  tràm, lúa ma, hoàng đầu Ấn, đặc biệt là cỏ năng kim, thức ăn ưa thích của chim sếu, đã phát triển và tạo củ.

Vào ngày 05/3/2024 sau khi đốt cỏ chủ động tại Khu A5, đến ngày 07/3/2024 đã có 4 cá thể sếu quay về tại khu vực này, điều này cho thấy môi trường tại VQG Tràm Chim đang phục hồi rất tích cực. Ngoài ra, VQG còn ghi nhận nhiều loài chim di cư quý hiếm rất quan trọng trong hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim như: Trên 200 cá thể giang sen (Cò lạo Ấn Độ); 10 cá thể quắm đầu đen; 01 cá thể già đẫy và hàng ngàn cá thể mòng két mày trắng cũng xuất hiện trong cùng thời điểm này. 

( Nguyễn Hoàng Minh Hải – Vườn Quốc gia Tràm Chim)